Công nghệ 4.0 giúp gì cho thương mại điện tử?

Ứng dụng công nghệ 4.0 vào hệ thống vận hành giúp các nền tảng thương mại điện tử tối ưu hóa hiệu suất vận hành, tăng lợi thế cạnh tranh.

Cách mạng công nghiệp 4.0 tác động mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực cả kinh tế lẫn xã hội. Không nằm ngoài xu thế đó, với thương mại điện tử, nền tảng công nghệ giữ vai trò trọng yếu, giúp duy trì hoạt động vận hành của doanh nghiệp và các đối tác, đồng thời nâng cao trải nghiệm mua sắm cho người tiêu dùng.

Điển hình có HD Supply, nhà phân phối công nghiệp tại thị trường Bắc Mỹ. Nắm bắt nhu cầu trọng yếu của người dùng là mong muốn hoàn tất giao dịch càng nhanh càng tốt, HD Supply đã cải tiến trải nghiệm mua sắm trên website doanh nghiệp, tích hợp thêm tính năng “Thêm vào giỏ hàng” trực tiếp trên thanh công cụ tìm kiếm.

Việc tích hợp tính năng "Thêm vào giỏ hàng" vào thanh tìm kiếm giúp HD Supply giải quyết bài toán trải nghiệm gián đoạn khi thực hiện giao dịch của khách hàng. Ảnh chụp màn hình website thương mại của HD Supply.

Việc tích hợp tính năng “Thêm vào giỏ hàng” vào thanh tìm kiếm giúp HD Supply giải quyết bài toán trải nghiệm gián đoạn khi thực hiện giao dịch của khách hàng. Ảnh chụp màn hình website thương mại của HD Supply.

Với cải tiến công nghệ mới, người dùng chỉ cần gõ tên thứ muốn mua để xem trực tiếp hình ảnh sản phẩm, số bộ phận, giá cả… Tỷ lệ “Thêm vào giỏ hàng” của HD Supply đã tăng 4% so với trước đó, cho thấy nhiều người đã tìm kiếm thành công sản phẩm họ muốn mua, góp phần tăng số lượng đơn hàng thành công.

Tại Việt Nam, các doanh nghiệp thương mại điện tử lớn cũng đưa ra nhiều giải pháp nhằm khai thác nguồn dữ liệu lớn và ứng dụng các sáng kiến công nghệ hiện đại vào quy trình, giúp các đối tác thương hiệu, nhà bán hàng có thể kinh doanh thành công và hiệu quả, kể cả trong bối cảnh dịch bệnh đang diễn biến phức tạp.

Ông James Dong, CEO Lazada Việt Nam – một trong những sàn thương mại điện tử đi đầu về nền tảng công nghệ hiện đại, cho biết việc xem nền tảng công nghệ là cốt lõi vẫn luôn là mục tiêu phát triển dài hạn của doanh nghiệp từ những ngày đầu tiên thành lập. Theo ông, những thành công Lazada Việt Nam đạt được là kết quả của việc xây dựng nền tảng công nghệ vững chắc từ sớm và không ngừng hoàn thiện hệ thống để đáp ứng nhu cầu người dùng.

Một trong những bước tiến về mặt công nghệ nổi bật của Lazada là ứng dụng công nghệ AI trong hệ thống vận hành nền tảng và logistics, nhằm mang về lợi ích cho cả người tiêu dùng và nhà bán hàng. Xuyên suốt hành trình trải nghiệm khách hàng (user journey), công nghệ AI luôn có mặt để thông qua các công cụ tìm kiếm và đề xuất thông minh giúp rút ngắn thời gian lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng, góp phần cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm, nhờ đó tăng tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng đến hơn 20%.

Lazada hiện là nền tảng thương mại điện tử duy nhất tại Việt Nam ứng dụng công nghệ tìm kiếm bằng giọng nói "voice search". Ảnh: Lazada Việt Nam.

Lazada hiện là nền tảng thương mại điện tử duy nhất tại Việt Nam ứng dụng công nghệ tìm kiếm bằng giọng nói “voice search”. Ảnh: Lazada Việt Nam.

Với thương hiệu đối tác và nhà bán hàng, công nghệ AI trên nền tảng này giúp phân loại tự động danh mục sản phẩm, tiết kiệm thời gian đến 4 lần so với phương pháp thủ công. Đồng thời, các dữ liệu thời gian thực và hành vi mua sắm được ghi nhận trên gian hàng của mỗi nhà bán hàng do Lazada cung cấp cũng giúp họ có được thông tin về hiệu quả kinh doanh một cách trực quan, từ đó, hỗ trợ doanh nghiệp đưa ra nhiều quyết sách hoặc thay đổi trong chiến lược kinh doanh phù hợp và nhanh chóng hơn.

Không dừng lại ở quy trình mua – bán, AI cũng tiếp tục xuất hiên trong cả khâu giao vận của nền tảng này giúp tự động hóa toàn bộ quá trình thiết kế tuyến đường giao hàng, rút ngắn thời gian di chuyển và tiện lợi hơn cho shipper. Các trung tâm phân loại hàng hóa (sortation center) của Lazada trên địa bàn cả nước cũng có sự góp mặt của AI, giúp tối ưu hóa chi phí và nguồn nhân lực hiệu quả cho doanh nghiệp.

Lazada ứng dụng tự động hóa vào dây chuyền phân loại giúp tiết kiệm chi phí nhân sự, xử lý đơn hàng nhanh chóng, chính xác, hiệu quả hơn. Ảnh: Lazada Việt Nam.

Lazada ứng dụng tự động hóa vào dây chuyền phân loại giúp tiết kiệm chi phí nhân sự, xử lý đơn hàng nhanh chóng, chính xác, hiệu quả hơn. Ảnh: Lazada Việt Nam.

Bên cạnh đó, từ năm 2020, Lazada đã hoàn thiện quy trình giao hàng không tiếp xúc bao gồm triển khai khử khuẩn hàng hóa, nhân sự giao hàng, duy trì khoảng cách tối thiểu 2m và dịch vụ nhận hàng tự động qua tủ khóa thông minh iLogic Smartbox. Trong đó, hệ thống tủ khóa iLogic Smartbox được xem là bước tiến công nghệ về sự chủ động trong công tác giao – nhận, hạn chế những tiếp xúc không cần thiết giữa shipper và khách hàng, đảm bảo an toàn tối đa trong mùa dịch.

Với hình thức này, khách hàng chỉ cần quét mã QR (được gửi tới địa chỉ email đã đăng ký), hoặc nhập mã OTP (được gửi tới số điện thoại đã đăng ký) để nhận hàng tự động. Tính đến nay, có 20 tủ khóa thông minh iLogic SmartBox được đưa vào hoạt động tại các trung tâm thương mại, các khu chung cư và trường đại học ở Hà Nội và TP HCM.

Cùng với nhịp sống nhanh và không ngừng phát triển như hiện nay, để có thể chiều lòng và thu hút người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của mình, các doanh nghiệp thương mại điện tử cần nỗ lực nhiều hơn để bắt kịp xu thế. Theo đó, việc đầu tư vào phát triển hạ tầng công nghệ giữ vai trò quan trọng trên hành trình kiến tạo hệ sinh thái vững chắc, giúp doanh nghiệp trụ vững trước bão suy thoái. Bước ngoặt chuyển đổi số cũng được dự đoán sẽ trở thành một hoạt động tất yếu trên hành trình tiến đến mục tiêu phát triển bền vững của các doanh nghiệp.

Nguồn: vnexpress

Liên hệ tư vấn website

Thiết kế website Thiên Minh
0944 551 086 - 0943 420 400
hungtm@thienminhtech.com
hung.trinh68