Mạng xã hội – mảnh đất màu mỡ cho thương mại điện tử

Mạng xã hội đã, đang và sẽ là công cụ đắc lực giúp các thương hiệu, nhà bán hàng lẫn các sàn thương mại điện tử tăng trưởng bền vững.

Không chỉ là công cụ đáp ứng nhu cầu giao tiếp, mạng xã hội (MXH) còn là nơi con người làm việc, trao đổi mua bán. Theo thống kê, trung bình một người trưởng thành dành khoảng ít nhất 3 tiếng mỗi ngày để truy cập MXH. Hầu hết mọi người từng ít nhất một lần mua sắm qua Facebook, Zalo…

Trong đó, Facebook là kênh bán hàng online được nhiều nhà bán lẻ lựa chọn bởi lượng người dùng nền tảng này rất “khủng”. Đối với những cá nhân mới bắt đầu kinh doanh, vốn ít, quy mô nhỏ thì bán hàng trên trang cá nhân là sự lựa chọn hoàn hảo.

Bên cạnh Facebook, Zalo là MXH đang được người Việt Nam ưa chuộng, đã cán mốc hơn 100 triệu người dùng, một con số đáng để nhà kinh doanh chinh phục. Rất nhiều chủ shop thời trang, mỹ phẩm… đã thu được lợi nhuận khi triển khai bán hàng trên nền tảng này.

Instagram cũng là kênh mua sắm thú vị khi người dùng có cơ hội được trải nghiệm trực quan sản phẩm họ yêu thích. Họ cũng có thể tình cờ bắt gặp những sản phẩm mới, từ đó phát sinh nhu cầu và mua sắm.

Sàn thương mại điện tử đang tận dụng lợi thế từ MXH để tối ưu hóa doanh thu. Ảnh: Ảnh chụp màn hình

Sàn thương mại điện tử đang tận dụng lợi thế từ MXH để tối ưu hóa doanh thu. Ảnh: Ảnh chụp màn hình

Nhờ lượng người truy cập lớn như vậy, MXH chính là mảnh đất màu mỡ mà các doanh nghiệp thương mại điện tử (TMĐT), nhà bán hàng lẫn thương hiệu có thể khai thác để tối ưu hóa doanh thu.

MXH đóng một vai trò nổi bật, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của toàn ngành TMĐT tại Việt Nam. Lướt một vòng Facebook, rất nhiều sàn TMĐT đang tận dụng tối đa tiềm năng của MXH trong các chiến lược kinh doanh của mình.
Các chuyên gia cho biết, người dùng ngày càng chú trọng tới trải nghiệm mua hàng hơn các yếu tố marketing khác. Thêm vào đó, các doanh nghiệp hiện nay cũng tập trung sử dụng MXH để phát triển dịch vụ chăm sóc khách hàng. Thậm chí, việc giao kết hợp đồng trực tuyến có thể thực hiện trên chính Facebook, Zalo hay một ứng dụng nhắn tin OTT bất kỳ.

Thương hiệu và nhà bán hàng nên làm gì để tận dụng MXH?

Các nhà bán hàng, thương hiệu đang mở kênh trên sàn TMĐT có thể vận dụng tối đa MXH để kinh doanh bằng nhiều cách.

Chọn đúng MXH

Đầu tiên, cần chọn đúng MXH với sản phẩm, nhu cầu, mục tiêu kinh doanh. Nhà bán hàng không nhất thiết phải tham gia tất cả MXH. Thay vì vậy, hãy tập trung vào một trang có nhiều khách hàng tiềm năng nhất.

Những mặt hàng thường chiếm ưu thế trên Instargram là thức ăn, thời trang, các mặt hàng xa xỉ, các mặt hàng liên quan đến phong cách, lối sống, nhiếp ảnh… Facebook thì đa dạng hơn khi hầu hết các mặt hàng đều dễ bán. Các sản phẩm công nghệ, Video, Khóa học, đồ chơi trẻ em thì nên tìm đến Youtube. Pinterest sẽ phù hợp với thời trang, thức ăn, thiết kế, du lịch, đồ thủ công…

Tin nhanh của một cửa hàng có gắn đường liên kết đưa người xem đến sản phẩm trên Lazada. Ảnh: Ảnh chụp màn hình

Tin nhanh của một cửa hàng có gắn đường liên kết đưa người xem đến sản phẩm trên Lazada. Ảnh: Ảnh chụp màn hình

Các trang cá nhân của nhãn hàng hay sàn TMĐT trên MXH hoàn toàn có công cụ đưa người xem đến thẳng sản phẩm. Điển hình như ở TikTok hay Instagram, người dùng chỉ cần nhấn vào đường link thông tin là đã có thể đến được sản phẩm trên sàn TMĐT.

Liên kết nội dung với sản phẩm

Nội dung vẫn là quan trọng nhất khi người xem không muốn xem một nội dung giống như quảng cáo. Điều này đòi hỏi bạn phải khéo léo lồng ghép nội dung, sản phẩm với đường link mua hàng.

Hiện nay, nhiều nhà bán hàng trên sàn TMĐT đang sáng tạo trong mở rộng doanh thu thông qua Fanpage hay hội nhóm Facebook. Họ sẽ đưa một câu chuyện, trong đó sản phẩm đóng vai trò mấu chốt giải quyết vấn đề và cuối cùng là để link mua sản phẩm phía dưới. Phương pháp này khá hiệu quả, thu hút sự chú ý từ lượng khách hàng tiềm năng trên MXH, đặc biệt là Facebook.

Kết hợp quảng bá sản phẩm với KOL

KOL là những đối tượng có sức hút lớn trên MXH. Họ có hàng trăm nghìn lượt theo dõi, tương tác và nhờ vậy, mọi sản phẩm họ đang dùng đều được công chúng quan tâm.

Với lợi thế này, các sàn TMĐT hay những thương hiệu, nhà bán hàng thường hợp tác cùng KOL để quảng bá sản phẩm. Việc quảng bá có thể thông qua những bài đăng hay tin nhanh của họ rồi đính kèm liên kết sản phẩm.

Vào những ngày lễ hội giảm giá, phương pháp này được áp dụng nhiều hơn hết để không ảnh hưởng đến hình ảnh của KOL quá nhiều. Người xem có thể hiểu KOL đang chia sẻ mã giảm giá khi mua hàng, bí quyết “săn sale” hay những mặt hàng được tìm kiếm nhiều đang giảm giá.

Các KOL trong giải pháp marketing KOL Affiliate của Lazada. Ảnh: Lazada Việt Nam

Các KOL trong giải pháp marketing KOL Affiliate của Lazada. Ảnh: Lazada Việt Nam

KOL Affiliate không còn quá xa lạ trên thế giới nhưng ở Việt Nam khoảng 5 năm trở lại đây, khi Lazada tiên phong thử nghiệm tại Việt Nam, giải pháp marketing này mới dần phổ biến. Đây là giải pháp được ưa chuộng trên toàn cầu vì mức độ hiệu quả cao trong việc tác động, thu hút đối tượng tiêu dùng tương lai – GenZ.

Tuy nhiên, không vội vàng, đơn vị này đã bền bỉ xây dựng hệ thống KOL bền vững, có lượng fan hùng hậu, trải dài trên nhiều lĩnh vực khác nhau gồm beauty blogger, tech head, fashionista, lifestyle… như: Mẫn Tiên, Vinh Vật Vờ, Tony Phùng, Loveat1stShine, Lạ Sneaker… cùng một đội ngũ nhân viên đủ “trình” tư vấn chiến lược trước khi giới thiệu đến các đối tác. Động thái này được cho là bước chuẩn bị chuyên nghiệp.

Tính đến 2021, Lazada KOL Affiliate đã quy tụ hàng ngàn KOL và thu nhập của KOL tăng gấp 5 lần so với 2019. Đặc biệt, trong các chiếc dịch lớn, một số KOL đạt doanh thu khủng lên đến hơn 500 triệu/tháng.

Việc kết hợp sẽ mang đến lợi ích cho cả 3 bên, người bán tăng doanh thu – thương hiệu tăng uy tín và độ phủ song – KOL nâng cao được hình ảnh.

Thấu kiểu khách hàng

Muốn bán được sản phẩm cho khách hàng, nhà bán hàng phải hiểu rõ khách hàng. Bạn phải biến bản thân thành một thành viên trong cộng đồng của họ. Khiến họ phải quan tâm và theo dõi bạn.

Có thể tìm hiểu và giao tiếp với khách hàng bằng ngôn ngữ họ đang sử dụng. Cần dùng những từ ngữ họ thường dùng, hình ảnh mà họ thích, nói những vấn đề mà họ quan tâm, đưa ra những nội dung mà họ chú ý…

Tóm lại, muốn bán hàng cho sinh viên, hãy là một sinh viên, muốn bán hàng cho nội trợ thì hãy là một người nội trợ.

Áp dụng thành công những cách này, thương hiệu hay nhà bán hàng dễ dàng chinh phục được thị hiếu cũng như nhu cầu mua sắm của người dân. Doanh thu của nhà bán hàng sẽ tăng vọt so với kinh doanh thuần trên sàn TMĐT, thương hiệu nhờ đó mà lan rộng hơn trên thị trường, sàn TMĐT cũng tạo ra một bước phát triển lớn với lượng khách hàng tìm đến đông đảo.

Các nền tảng TMĐT đang cố gắng sáng tạo nhiều phương thức tiếp cận khách hàng cũng như tận dụng tối đa lợi ích từ MXH. Có thể thấy, MXH đã, đang và sẽ là công cụ đắc lực giúp cả thương hiệu, nhà bán hàng lẫn các sàn TMĐT tăng trưởng bền vững.

Thanh Thư

Nguồn: vnexpress

Liên hệ tư vấn website

Thiết kế website Thiên Minh
0944 551 086 - 0943 420 400
hungtm@thienminhtech.com
hung.trinh68