Thêm giải pháp giao nhận đa nền tảng khi mua sắm trực tuyến

Lazada vừa công bố nhận diện mới cho mảng giao nhận Lazada Logistics với nhiều dịch vụ hỗ trợ người tiêu dùng, các thương hiệu và nhà bán hàng.

Logistics, vận chuyển, lưu thông hàng hoá được xem là xương sống của nền kinh tế số, đóng vai trò quan trọng trong khâu vận chuyển, kết nối giao thương giữa các vùng miền, cũng như thị trường trong và ngoài nước. Trong bối cảnh dịch Covid-19, ngành dịch vụ logistics Việt Nam thể hiện vai trò quan trọng đóng góp vào công cuộc chống dịch Covid-19, đảm bảo hoạt động vận tải, giao nhận, kho bãi nhằm lưu thông hàng hóa thông suốt.

Là mắt xích quan trọng của ngành TMĐT, logistics ngày càng chứng minh tầm quan trọng với các doanh nghiệp TMĐT trong việc nâng tầm trải nghiệm và giữ chân người tiêu dùng, thương hiệu và các nhà bán hàng. Theo đó, các sàn TMĐT đặc biệt chú trọng phát triển kênh chuyển phát hoặc ưu tiên kết nối với các doanh nghiệp logistics đầu ngành để đảm bảo mang đến trải nghiệm mua sắm trọn vẹn, đa dạng và tối ưu dành cho người dùng. Trong cuộc đua đó, doanh nghiệp TMĐT nào chủ động quy trình vận hành hoạt động giao nhận logistics sẽ chiếm ưu thế.

Hệ thống phân loại hàng hóa tự động với các robot con lăn điều hướng của Lazada giúp tối ưu hóa năng suất và chi phí vận hành cho doanh nghiệp. Ảnh: Lazada Việt Nam

Hệ thống phân loại hàng hóa tự động với các robot con lăn điều hướng của Lazada giúp tối ưu hóa năng suất và chi phí vận hành cho doanh nghiệp. Ảnh: Lazada Việt Nam

Theo ông Vũ Đức Thịnh, Giám đốc Logistics Lazada Việt Nam, đầu tư cho logistics không chỉ phục vụ cho doanh nghiệp mà còn là đầu tư cho sự phát triển bền vững trong tương lai của thương mại điện tử. Đó là lý do Lazada không chỉ đầu tư rất nhiều vào logistics mà còn rất dài hạn và kiên định với chiến lược “bền vững để phát triển”. Trong thập kỷ qua, mạng lưới giao vận logistics của Lazada đã góp phần quan trọng trong việc tái định hình bối cảnh TMĐT, kết nối các thương hiệu và nhà bán hàng với người tiêu dùng tại Đông Nam Á – một trong những khu vực có địa lý đa dạng và đông dân nhất thế giới.

Mới đây, nền tảng này cũng vừa công bố nhận diện thương hiệu mới cho toàn bộ mảng dịch vụ giao nhận Lazada Logistics. Nền tảng TMĐT này kỳ vọng trở thành điểm đến lý tưởng, cung cấp giải pháp tổng thể đáp ứng trọn vẹn nhu cầu của các thương hiệu và nhà bán hàng Đông Nam Á. Trước đó, Lazada Logistics được chia làm 2 nhánh: Lazada eLogistics (LEL) quản lý toàn bộ khâu xử lý đơn hàng và phối hợp với các đơn vị đối tác giao vận; Lazada Express (LEX) chịu trách nhiệm xử lý việc giao bưu kiện, hàng hóa cho khách hàng.

Dịch vụ giao hàng bằng xe đạp điện là một trong những sáng kiến của Lazada trong chiến lược phát triển bền vững. Ảnh: Lazada Việt Nam

Dịch vụ giao hàng bằng xe đạp điện là một trong những sáng kiến của Lazada trong chiến lược phát triển bền vững. Ảnh: Lazada Việt Nam

“Việc thay đổi bộ nhận diện thương hiệu thể hiện những cải tiến công nghệ mà chúng tôi đã đạt được trong những năm qua nhờ vào đội ngũ chuyên gia và nền tảng công nghệ hiện đại, đó là một lợi thế mà chỉ Lazada mới có”, ông Chun Li, Tổng giám đốc Tập đoàn Lazada cho biết.

Cùng với việc công bố bộ nhận diện thương hiệu mới, Lazada Logistics cũng giới thiệu dịch vụ giao vận đa kênh (MCL). MCL cung cấp giải pháp xử lý đơn hàng toàn diện giúp các nhà cung cấp dịch vụ thương mại điện tử và các thương hiệu hoàn thiện khâu giao vận logistics trên tất cả các kênh TMĐT một cách thông suốt. Đây là một trong những sáng kiến giúp khắc phục những vấn đề còn tồn tại trong khâu giao vận của các doanh nghiệp, để tập trung vào bán hàng và tiếp thị cũng như mở rộng quy mô kinh doanh.

Theo đó, dù người tiêu dùng đặt mua hàng trên Lazada hay bất cứ nền tảng TMĐT nào, Lazada Logistics cũng sẽ tiếp nhận và giao tất cả các đơn hàng. Với thỏa thuận này, Lazada sẽ hỗ trợ lưu trữ các sản phẩm của các nhà bán hàng và đối tác, đồng thời cho phép xử lý và gửi đơn hàng hiệu quả hơn thông qua đội ngũ vận chuyển của Lazada và đối tác giao vận.

Giải pháp MCL cho phép các thương hiệu và nhà bán hàng chủ động trong việc kiểm soát lượng hàng tồn kho, đồng thời tháo gỡ những vấn đề hậu cần như chi phí vận hành cao trong quá trình triển khai đơn hàng (đơn cử như nhu cầu duy trì cơ sở hạ tầng kho hàng và đội xe giao hàng). Ngoài ra, giải pháp này còn giúp doanh nghiệp giảm thách thức khi phải mở rộng mạng lưới hoạt động mà không có tiềm lực kinh tế.

Thông qua MCL, các doanh nghiệp cũng có thể hưởng lợi từ việc tiếp cận một trong những đội ngũ vận chuyển lớn nhất khu vực. Cụ thể, tất cả các doanh nghiệp đều có thể tận dụng mạng lưới hơn 400 cơ sở của Lazada Logistics, bao gồm nhà kho, trung tâm phân loại hàng hóa và các bưu cục. Nền tảng TMĐT này cũng cho thấy lợi thế cạnh tranh khi sở hữu toàn bộ quy trình giao vận đầu-cuối với hơn 85% tổng số bưu kiện được xử lý tại các cơ sở logistics của Lazada. Cùng với dịch vụ giao vận trong nước, Lazada cũng có thế mạnh xử lý các đơn hàng xuyên biên giới nhờ vào Cainiao, một đơn vị logistics của Tập đoàn Alibaba tại Trung Quốc.

Theo ông Andy Huang, Giám đốc Logistics của Tập đoàn Lazada, việc công bố nhận diện thương hiệu mới và triển khai dịch vụ mới thể hiện cam kết đầu tư logistics bài bản và bền vững của doanh nghiệp.

“Chúng tôi hướng đến một hệ sinh thái TMĐT lành mạnh và bền vững trong dài hạn bằng cách kết hợp tiềm lực logistics mạnh mẽ và các công nghệ hiện đại để đạt được hiệu quả tối đa về mặt chi phí vận hành”, ông Andy Huang nhấn mạnh.

Việc triển khai giải pháp MCL ngay trước thềm “Lễ hội mua sắm 9.9- Siêu Sale Chính hãng” cho thấy Lazada đã tập trung chuẩn bị kỹ từ nguồn lực tới hệ thống dữ liệu và công nghệ nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng ngay sau khi Chính phủ có chỉ thị mới về hoạt động giao vận.

Nguồn: vnexpress

Liên hệ tư vấn website

Thiết kế website Thiên Minh
0944 551 086 - 0943 420 400
hungtm@thienminhtech.com
hung.trinh68