Thương mại điện tử giúp nhiều tiểu thương ‘sống sót’ trong đợt dịch

Covid 19 khiến anh Lê Tốt (Đà Nẵng) phải đóng tất cả cửa hàng nhưng cũng là bước ngoặt đưa anh đến với sàn thương mại điện tử và tạo ra nhiều thay đổi.

Hơn một năm trước, anh Lê Tốt có 4 cửa hàng kinh doanh đặc sản tỏi Lý Sơn, chủ yếu tiếp cận người dùng trong khu vực và du khách. Nhưng ngay sau đợt dịch Covid-19 đầu vào năm 2020, anh buộc đóng tất cả cửa hàng, phần vì kinh doanh giảm sút trong khi vẫn phải chịu phí thuê mặt bằng, vận hành, nhân sự; phần để đảm bảo an toàn sức khoẻ. Nhưng anh Tốt không ngờ, quyết định này lại trở thành một bước ngoặt đưa anh đến với sàn thương mại điện tử và tạo ra nhiều thay đổi.

Anh chọn tham gia sàn thương mại điện tử Lazada. Nhờ chuyển đổi cách thức làm ăn, công việc kinh doanh của anh khởi sắc. Trong lễ hội mua sắm 6/6 “Ở nhà, sẵn hàng sale” của Lazada, doanh thu gian hàng Vương quốc tỏi của anh Tốt tăng gấp 10 đến 12 lần ngày thường. “Nhờ hỗ trợ từ sàn, ưu đãi hấp dẫn, voucher tích luỹ, mã giảm giá, giao hàng miễn phí trong lễ hội mua sắm 6/6 mà doanh thu của tôi tăng cao. Tôi cảm thấy may mắn bởi đi đúng đường. Khi dịch kết thúc, tôi chưa có ý định trở lại kinh doanh offline, ít nhất trong 3 – 5 năm tới”, anh cho biết.

Theo anh Tốt, để kinh doanh thành công trên sàn thương mại điện tử, các nhà bán hàng chỉ cần kiên trì thời gian đầu và tận dụng các chương trình khuyến mại, lễ hội mua sắm và lớp tập huấn của Lazada. Tất cả những điều này giúp người bán nhanh chóng thấy rõ hiệu quả về doanh số, lượng truy cập.

Doanh thu gian hàng Vương quốc tỏi của anh Lê Tốt tăng 10 - 12 lần ngày thường trong lễ hội mua sắm 6/6 "Ở nhà, săn hàng sale" của Lazada.

Doanh thu gian hàng Vương quốc tỏi của anh Lê Tốt tăng 10 – 12 lần ngày thường trong lễ hội mua sắm 6/6 “Ở nhà, săn hàng sale” của Lazada.

Cùng chung hoàn cảnh với anh Lê Tốt, chị Mai Thị Oanh (sinh sống tại TP HCM) cũng phải ngừng hoạt động công ty du lịch vì dịch Covid-19. Chị loay hoay tìm hướng đi mới để vượt khó khăn. Ban đầu, chị Oanh thử sức bán các loại hạt dinh dưỡng trên mạng xã hội nhưng nhận thấy không thể cạnh tranh với những thương hiệu kinh doanh lâu năm, đồng thời, đối tượng khách hàng cũng chỉ quanh quẩn vài người quen.

Nhận thấy mảng thực phẩm khô đóng gói còn nhiều đất phát triển, chị quyết định chọn bán. Và lần này, nhờ tìm hiểu kỹ và chuẩn bị mọi thứ tỉ mỉ, chị chọn bán sản phẩm của mình trên sàn thương mại điện tử Lazada. “Lên sàn, tôi tiếp cận được khách hàng ở khắp nơi trên cả nước, có thể hướng đến kinh doanh bền vững”, chị Oanh chia sẻ.

Gian hàng thực phẩm khô đóng gói của chị Oanh đạt doanh thu 250 triệu đồng mỗi tháng. Nếu ngày thường, chị đều đặn chốt 20 – 30 đơn thì trong những lễ hội mua sắm lớn trên sàn, chị bán ra 300 – 500 đơn. Đỉnh điểm trong lễ hội mua sắm hè “Ở nhà, săn hàng sale” của Lazada diễn ra từ 6/6 đến 10/6, gian hàng chốt 2.000 đơn – con số cao nhất từ trước đến giờ của chị. Kết quả này có được nhờ chị biết tận dụng tất cả công cụ và tích cực tham gia chương trình khuyến mại từ sàn.

thiet ke website thiet ke website thien minh thien minh tech thuong mai dien tu giup nhieu tieu thuong song sot trong dot dich 02

Chị Mai Thị Oanh chuyển sang kinh doanh thực phẩm khô đóng gói trên sàn thương mại điện tử khi công ty du lịch đóng cửa.

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2020 có 101.700 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể. Đây được đánh giá là con số cao nhất khoảng một thập kỷ trở lại. Tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tiếp tục khiến 40.323 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường quý I năm nay, tăng 15,6% so với cùng kỳ, theo Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Tuy nhiên, “cuộc đại phẫu” mang tên Covid-19 không chỉ thay đổi số doanh nghiệp hoạt động, mà còn tác động đến tư duy kinh doanh của các nhà bán hàng.

Chị Trần Thục Uyên, quản lý của thương hiệu thời trang nữ 92Wear, cho biết sau khi dịch Covid-19 bùng phát, công ty gần như tập trung toàn lực cho kênh online bởi hiệu quả bán offline không đảm bảo duy trì hoạt động. 92Wear cũng chọn bán sản phẩm thời trang trên Lazada và đặt mục tiêu đạt cấp 7, cán mốc doanh số 500 triệu đồng mỗi tháng vào các đợt lễ hội mua sắm tiếp theo.

“Với uy tín của sàn và những kinh nghiệm tích luỹ được, chúng tôi tự tin hiện thực hóa mục tiêu này thời gian tới”, chị Uyên khẳng định. Đồng thời, chị cũng nhấn mạnh để duy trì và bứt phá trên sàn thương mại điện tử, việc đầu tư chất lượng hàng hoá, chăm chút mẫu mã sản phẩm rất cần thiết bởi đó là yếu tố đầu tiên thuyết phục người dùng lựa chọn cũng như quay lại.

thiet ke website thiet ke website thien minh thien minh tech thuong mai dien tu giup nhieu tieu thuong song sot trong dot dich 03

Sàn thương mại điện tử triển khai các lễ hội mua sắm lớn hỗ trợ nhà bán hàng tăng tương tác, tiếp cận khách mới để tăng doanh số trong bối cảnh hiện nay.

Đại diện của Lazada cho biết trước nhu cầu thị trường, sàn thương mại điện tử tại Việt Nam ngày càng phát triển, mang đến nhiều lựa chọn cho nhà bán hàng. Các công cụ sẵn có, chương trình khuyến mại lớn cùng sự hỗ trợ tận tâm từ sàn thương mại điện tử là chìa khoá giúp nhà bán hàng duy trì kết quả kinh doanh, thiết lập những bước tiến lớn. Bên cạnh đó, sàn thương mại điện tử ngày càng chứng minh vai trò và được đầu tư phát triển nhiều hơn, mở ra cơ hội cho nhà bán hàng tăng trưởng doanh thu, vững vàng đi qua những biến động như dịch Covid-19.

“Lazada thu hút nhiều nhà bán hàng nhờ thường xuyên tổ chức lớp tập huấn và sau mỗi buổi học, họ lại tìm được kiến thức có thể áp dụng hiệu quả vào thực tế. Lazada cũng cập nhật chi tiết cách bán, chỉnh sửa sản phẩm hay quy trình để vận hành trơn tru”, đại diện của Lazada chia sẻ.

Nguồn: vnexpress

Liên hệ tư vấn website

Thiết kế website Thiên Minh
0944 551 086 - 0943 420 400
hungtm@thienminhtech.com
hung.trinh68